CÁCH KIỂM TRA BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH TRÁNH NHỮNG RỦI RO SAI SÓT KẾ TOÁN

1 – Phát Sinh Có TK 112 xem nó có nhỏ hơn Nợ TK 331 hay không?
Bời vì khi có 112 và nhỏ hơn nợ 331 thì có khả năng DN chúng ta đang thanh toán bằng hình thức bù trừ công nợ, hoặc thanh toán bằng tiền mặt với những khoản có hóa đơn từ 20tr. Khi đó bạn cần xem hợp đồng kinh tế và các biên bản đối chiếu công nợ kỹ lại
2 – Dư Có 131 thì bạn sẽ nghĩ ngay đến các khả năng như Doanh nghiệp khai thiếu doanh thu tính thuế, Nợ phải trả không xác định chủ nợ, khoản tiền người mua ứng trước => Sau đó không mua hàng do vi phạm hợp đồng. Cũng có thể là ghi nhận doanh thu không đúng kỳ tính thuế hoặc Khai thiếu thuế GTGT hàng bán ra.
Sau đó bạn kiểm tra Thuyết minh BCTC => Để xác định cụ thể khách hàng nào đã ứng trước tiền và đã phát sinh doanh thu vào thời điểm nào.
3 – Tiếp theo là TK 129 theo TT200 và (TK 229 theo tt 133) nếu có phát sinh Số Dư Có thì chúng ta nghĩ ngay tới rủi ro Dn trích dự phòng không phù hợp, không hoàn nhập. Hoặc khi tổn thất xảy ra, đơn vị tiếp tục ghi nhận chi phí mà không sử dụng khoản dự phòng hay là không đủ chứng từ chứng minh việc lập dự phòng tổn thất theo đúng quy định.
Cái này để biết chi tiết bạn cần kiểm tra Thuyết minh BCTC Xác định Số Dư Đầu/Cuối kỳ, Số Dư đã trích thêm hoặc Số đã hoàn nhập giảm chi phí và đánh giá xem đã trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định.
4 – Tiếp đến 1 tài khoản mà đa số các bạn kế toán cư có gì không giải quyết được là nhét nó vào TK 138 phát sinh Số Dư Nợ.
Khi ps nợ 1388 bạn cần kiểm tra xem DN có phát sinh nghiệp vụ cho mượn tiền không lãi suất để nhận dạng dấu hiệu không khai báo thu nhập tài chính vào thu nhập chịu thuế TNDN. Hoặc Tài sản thiếu, mất chờ xử lý để xác định nguyên nhân và nhận dạng dấu hiệu rủi ro về thuế GTGT.
5 – Nếu TK 159 (TK 259) phát sinh Số Dư Có thì bạn cần kiểm tra Giá trị trên sổ kế toán đối với từng loại hàng tồn kho, căn cứ để xác định giá trị thuần có thể thực hiện được để căn cứ xem việc trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định. Hoặc có thể Dn đã ký hợp đồng tiêu thụ nhưng chưa giao hàng.
6 – Dự nợ TK 211 tăng hoặc giảm thì bạn cần xem Giảm TSCĐ do nguyên nhân, việc thanh lý, chuyển nhượng có hạch toán đúng quy định không (Ghi giảm nguyên giá đồng thời với ghi giảm hao mòn, hạch toán vào thu nhập khác (Nếu có) và chi phí khác).
Nếu TSCĐ tăng do đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành, bàn giao thì căn cứ vào kết quả thanh, kiểm tra hoặc kiểm toán các năm trước và năm nay có liên quan đến chi phí XDCB để nhận dạng dấu hiệu rủi ro.
7 –  TK 214
Trường hợp DN áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng thì chúng ta cần căn cứ vào Thuyết minh BCTC để xác định thời gian khấu hao bình quân (TG KHBQ) cho từng loại TSCĐ {TG KHBQ = Nguyên giá (Trung bình cộng)/(chia) Giá trị hao mòn}, đồng thời so sánh với thời gian khấu hao tối thiểu theo quy định để ước lượng mức khấu hao NNT trích có phù hợp hay không?
Trường hợp TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài; Công trình, nhà xây dựng trên đất không thuộc quyền sở hữu của DN; Xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh có nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng => Kiểm tra việc trích khấu hao có phù hợp với quy định pháp luật thuế TNDN hay không?
8 – TK 334 phát sinh Số Dư Có thì bạn cần xem xét Số thực chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động từ ngày 01 tháng 01 năm sau liền kề đến ngày cuối cùng phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế của năm sau liền kề năm phân tích hồ sơ.
Trường hợp năm trước DN có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính DN chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì DN phải tính giảm chi phí của năm sau. DN khai lỗ thì không được trích quỹ tiền lương
9 – TK 335 phát sinh Số Dư Có thì chúng ta cần đặt ra câu hỏi Doanh nghiệp trích trước là gì? Liệu Doanh nghiệp đã có đủ căn cứ trích, hồ sơ, chứng từ kèm theo chưa?

Và thường chi phí trả trước sẽ có rủi ro như đến kỳ hạn chưa chi hoặc chi không hết, chi phí trích trước không phù hợp với doanh thu ghi nhận trong năm. Hoặc Doanh nghiệp trích không phù hợp, không hoàn nhập

10 – TK 3387 phát sinh Số Dư Có thì chúng ta cần xem xét Doanh thu chưa thực hiện ở tk này có phù hợp với pháp luật kế toán và thuế TNDN không. Có Khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT; Hoặc trích trước chi phí không tương ứng với doanh thu.
11 – TK 352 phát sinh Số Dư Có thì chúng ta cần kiểm tra lại Mức trích cho từng sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp. Thời hạn bảo hành cho từng sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã trích các niên độ trước, Số Thực Chi, Số Dư còn lại. Và để ý các trường hợp như Doanh nghiệp trích không phù hợp hoặc không hoàn nhập; Hoặc thực hiện chi không dùng nguồn đã trích để tài trợ.
12 – TK 356 phát sinh Số Dư Có => đa số các DN có phát sinh không thật về việc trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ này. Cho nên khi phát sinh TK 356 thì chúng ta cần đảm bảo về hồ sơ theo Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC. Nó bao gồm báo cáo việc hay thuyết minh sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ, phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC (Căn cứ theo Sổ chi tiết TK 356).
  • We specialize in selling Top Swiss Cheap Breitling Replica Watches.
  • Check out our replica rolex watches for the very best in unique , from our shops.
  • Buy the best 1:1 super clone omega replica watches with real Swiss movement, made of 904L steel. These are high end super clone Omega Swiss replica watches.

Để lại bình luận

Scroll
0903087383